3 mối bận tâm về việc làm sao để có một xã hội tốt hơn cho người già

1449

Người già thực sự chưa bao giờ là gánh nặng của xã hội. Họ có cả kho kiến thức, họ có cả kho kinh nghiệm và cả quãng thời gian đóng góp sức mình cho gia đình và xã hội. Vì thế, họ cần một không gian với những nhu cầu khác biệt hơn. Vậy làm sao để có một xã hội tốt hơn cho người già?

Nhà nước luôn có chính sách phù hợp cho người cao tuổi. Hình ảnh: Baomoi

Người già có những mối bận tâm và quan tâm lớn cả về thể chất tinh thần bản thân lẫn thu nhập và chất lượng cuộc sống xã hội. Làm sao để có một xã hội tốt hơn cho người già luôn trở thành nỗi trăn trở như một lẽ đương nhiên.

  1. Chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trong cộng đồng

Hiếm có một xã hội nào chưa thực sự dành sự quan tâm đến người cao tuổi, những người đã đóng góp công sức cho cộng đồng ngay cả khi họ đã sắp gần đất xa trời. Những chính sách để người cao tuổi cảm thấy có ích và sống khỏe luôn được nhấn mạnh ngay cả trong những phát biểu hội nghị tại các buổi họp lớn. Những chính sách tốt trong các vấn đề an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng luôn khiến người già cảm thấy được quan tâm, gắn bó với cộng đồng hơn.

Khám chữa bệnh cho người già. Hình ảnh: vtv

Mô hình y học gia đình hiện nay vẫn khá phổ biến bởi phần lớn người già muốn  sống cùng con cháu hoặc gần gũi họ hàng thay vì tập trung tại các cơ sở điều dưỡng, chăm sóc dành riêng. Vì thế, làm sao để có một xã hội tốt hơn cho người già còn là việc nâng cao chất lượng sống trong cộng đồng để thực hiện tốt an sinh xã hội, phát huy vai trò của người cao tuổi.

  1. Niềm vui cùng những người đồng tuổi già

Nhiều người già đang phải sống nghèo khổ. Hình ảnh: Thanhnien

Thách thức của câu hỏi làm sao để có một xã hội tốt hơn cho người già là việc kéo những người cao tuổi lại gần nhau hơn. Nhiều nơi thành lập hội người cao tuổi, hỗ trợ một phần nhỏ tài chính dành cho người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn. Tại các cơ sở địa phương, những buổi giao lưu, tham gia hội đồng niên đang trở thành xu hướng mới. Điều này rất hữu ích giúp người già tìm kiếm những nguồn vui, đồng cảm nương tựa tinh thần lẫn nhau.

Tạo việc làm cho người già. Hình ảnh: Baocongthuong

Viện dưỡng lão cũng là nơi gặp gỡ của nhiều người và tạo nên sự sẻ chia khá hữu ích. Tuy nhiên, mô hình này chưa thực sự phát huy vai trò bởi những nét văn hóa khác biệt riêng của người Việt Nam. Vì vậy, các hội, phường, chính sách thăm hỏi, động viên tinh thần từ xã hội, gia đình luôn trở thành nguồn động viên tinh thần rất lớn với người già. Việc gắn mình cùng các hội, các câu lạc bộ, liên đoàn khiến tâm hồn và tinh thần người già bớt sự cằn cỗi hơn.

  1. Hãy tạo một môi trường sống thoải mái

Người già tiếp cận internet để học tập, giải trí. Hình ảnh: Cafebiz

Người già cũng cần có niềm vui riêng và tạo ra niềm đam mê riêng. Sự mâu thuẫn trong cách sống cách suy nghĩ khiến nhiều người trẻ cho rằng người già khó tính. Tuy vậy, nếu nhìn nhận ở khía cạnh thoáng và tích cực hơn, người già có cả kho kiến thức lẫn kinh nghiệm rất hữu ích để đóng góp không chỉ cho gia đình mà còn cho cả xã hội như kinh nghiệm chăm nuôi trẻ nhỏ, viết sách, trồng cây, chăm sóc sức khỏe. Đó thực sự là những vốn sống quý giá. Ngoài yếu tố trên, việc tham gia các hoạt động tập thể như hành hương lễ chùa, những chuyến đi dã ngoại, hội thi chọi gà luôn khiến cuộc sống của người già trở nên thoải mái dễ chịu hơn.

Các hội thi, câu lạc bộ cho người già. Hình ảnh: Dantri

Việt nam sẽ là nước được hưởng công nghệ 4.0 trong chăm sóc người già. Hình ảnh: Jvnet

Làm sao để có một xã hội tốt hơn cho người già khi mà cần quan tâm đến sự tồn tại và coi người già như một phần tất yếu của xã hội ngày nay, tại những nơi công cộng như sự sẻ chia, giúp đỡ và tôn trọng người cao tuổi. Không những vậy, mỗi người cũng cần có cái nhìn ôn hòa, vị tha, bao dung, yêu thương nhiều hơn với những khác biệt về tâm lý, độ tuổi ngay trong gia đình và cộng đồng nhằm làm sao để có một xã hội tốt hơn cho người già.

>> Điều gì làm ta hạnh phúc khi về già