Chọn đúng điện thoại cho người già, người cao tuổi có thể giúp cho việc thao tác, sử dụng và an toàn hơn. Nhiều điện thoại hiện nay mọi người đang sử dụng không được thiết kế tốt cho người cao tuổi. Hầu hết các điện thoại có chữ khó đọc, nút nhỏ, không đủ lớn và có quá nhiều tính năng gây nhầm lẫn cho người cao tuổi.
Người già có thể gặp khó khăn với điện thoại hiện tại đang dùng vì thị lực, thính giác kém, hạn chế khả năng di chuyển và hay quên. Việc chọn điện thoại có thiết kế phù hơp giúp người già tiện trong việc thao tác, gọi sự trợ giúp nhanh chóng trong trường hợp gặp sự cố như tai nạn, té ngã, bệnh tật.
Một số thiết kế, chức năng cần có ở điện thoại cho người già:
1. Dễ cầm nắm, chắc chắn, bền bỉ
Do ánh hưởng của tuổi tác, người già khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật do tay yếu, run nên khó khăn trong việc cầm nắm điện thoại. Điện thoại bền để hạn chế hư hỏng khi bị đánh rơi.
2. Sóng tốt, pin khỏe
Thời lượng pin luôn là một trong những vấn đề được người dùng quan tâm nhất khi chọn mua bất kỳ loại điện thoại nào, với những mẫu điện thoại có thời gian chờ lên đến 200 giờ, thời gian đàm thoại hơn 4 tiếng đồng hồ giúp người cao tuổi có thể an tâm mỗi ngày.
Chọn một chiếc điện thoại bắt sóng tốt. Nếu điện thoại luôn yếu song có thể bị lỗi hoặc ăng-ten yếu. Ăng-ten yếu sẽ không gây nhiều trở ngại nếu bạn đang ở nơi có tín hiệu tốt, nhưng khi ở trong khu vực tín hiệu yếu thì chất lượng của ăng-ten sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt.
3. Nút bấm, phông chữ to, tích hợp nút khẩn cấp S.O.S
Thiết kế nút bấm trên điện thoại phải tối giản, tránh gây khó khăn khi thao tác. Nhất thiết là phím, phông chữ phải to, rõ ràng. Một số dòng điện thoại còn tích hợp nút gọi nhanh có hình ảnh của những người thân cần thiết mà người già cần gọi thường xuyên hoặc tích hợp nút gọi khẩn cấp SOS tiện dụng. Khi bấm vào nút SOS thì điện thoại sẽ gọi liên tục tới một trong những số đã được cài đặt cho tới khi có người bắt máy.
- Loa to, chuông lớn, tích hợp đèn pin
Do mắt và thính lực yếu, nên khi chọn điện thoại cho người già cao tuổi, điều quan trọng không kém đó là loa, chuông phải có âm lượng lớn để người già có thể nghe tiếng chuông đổ và nghe rõ khi nói chuyện.
Tích hợp đèn pin để trong trường hợp ánh sáng yếu, trong bóng tối người già có thể sử dụng để tìm kiếm hay đi lại thuận tiện.
- Tích hợp tai nghe, đài FM
Giúp người già nghe rõ khi sử dụng tai nghe trong môi trường nhiều tiếng ồn. Hoặc có thể dùng tai nghe khi giải trí, nghe các chương trình yêu thích qua sóng FM trong khi rảnh.
- Tích hợp các chức năng “thông minh”
Cũng như các ứng dụng cho điện thoại thông minh iPhone, Samsung. Điện thoại người già cũng có thể cần bổ sung các ứng dụng dành riêng cho họ. Một số ứng dụng về y tế, sức khỏe, mạng xã hội cho người già, ứng dụng nhắc công việc (uống thuốc, tập thể dục), thậm chí là ứng dụng giải trí dành riêng cho người già.
Hiện nay, trên thị trường điện thoại cho người già có một số thương hiệu nước ngoài và Việt nam như: Viettel, Nokia, Suntek, Zono Grand, Philips, Sunking, Doro, … Những sản phẩm của mỗi hãng có chất lượng, thiết kế và ứng dụng khác nhau, nhưng đều là dòng sản phẩm dành cho người già, người cao tuổi.