Hình tượng chính của biểu tượng logo Hội Người cao tuổi Việt Nam là cây đa. Cây đa là loại cây có sức sống mãnh liệt, trường tồn với thời gian. Là “cây cao bóng cả” tán rộng che mát cho cả một khoảng không gian rộng lớn. Cây đa là hình ảnh quen thuộc với hầu hết mọi người dân Việt Nam.
Như cây đa Tân Trào đã đi vào lịch sử, vào tháng tám năm 1945 Bác Hồ triệu tập Quốc dân Đại hội, quyết định Tổng khởi nghĩa khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau này, cũng dưới cây đa Tân Trào, Đồng chí Võ Nguyên Giáp làm lễ xuất quân và đọc lời thề của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân quyết tâm thực hiện Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Trên thế giới, một số nước cây đa cũng có nhiều ý nghĩa tương tự. Ở tại Đại hội Quốc tế Người cao tuổi họp vào thời gian 26-7-1982 ở Viên (Nước Áo) được tổ chức Liên hợp quốc triệu tập với sự tham gia của đại diện 170 nước, đã đống ý lấy bức họa “Cây đa” của họa sĩ người Mỹ Ô-xca, 82 tuổi, làm biểu tượng cho người cao tuổi. Từ đây, ngày 1-10 hàng năm được chọn là ngày Quốc tế Người cao tuổi. Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập ngày 24-9-1994, cũng lấy hình ảnh cây đa làm biểu tượng logo với hình tròn nhỏ có cây đa già, ở phía trên cây đa sum suê tỏa bóng và kèm theo đó là lá cờ Tổ quốc đỏ thắm đang tung bay. Một biểu tượng như vậy vừa mang ý nghĩa quốc tế, lại rất gần gũi, thân thiết với người cao tuổi Việt Nam, thể hiện ước muốn trường thọ, tính nối tiếp giữa các thế hệ, tính cộng đồng trên thế giới.
Để thuận tiện cho việc sử dụng biểu tượng logo Hội Người cao tuổi Việt Nam trong các hoạt động in ấn, in giấy chứng nhận mừng thọ, mừng thượng thọ, mừng thượng thượng thọ hoặc các hoạt động khác nếu có nhu cầu, có thể tải file gốc theo đường dẫn cuối bài viết:
Quy định về mừng thọ như thế nào?
Điều 21 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định việc mừng thọ cho người cao tuổi như sau:
- Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.
- Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:
- a) Ngày người cao tuổi Việt Nam;
- b) Ngày Quốc tế người cao tuổi;
- c) Tết Nguyên đán;
- d) Sinh nhật của người cao tuổi.
Khoản 4 Điều 8 thông tư số 06/2012/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định nội dung tiêu đề mừng thọ được thể hiện theo độ tuổi cụ thể như sau:
– Đủ 70 tuổi và đủ 75 tuổi: lễ mừng thọ;
– Đủ 80 tuổi và đủ 85 tuổi: lễ mừng thượng thọ;
– Đủ 90 tuổi, đủ 95 tuổi và 100 tuổi trở lên: lễ mừng thượng thượng thọ.
Trường hợp tổ chức lễ mừng thọ chung đối với người cao tuổi thuộc nhiều độ tuổi khác nhau thì nội dung tiêu đề ghi chung là: lễ mừng thọ.
Với những quy định nói trên, bà của bạn hiện 65 tuổi nên chưa được nhà nước tổ chức chúc thọ, mừng thọ.
Về quà tặng khi tổ chức việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi và mức kinh phí khi tổ chức mừng thọ, chúc thọ.
Việc tặng quà cho người cao tuổi khi tổ chức mừng thọ, chúc thọ được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính cụ thể như sau:
- a) Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi
– Người cao tuổi 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà gồm 5 mét vải lụa và 500.000 đồng tiền mặt.
– Người cao tuổi 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chúc thọ và tặng quà gồm hiện vật trị giá trị 100.000 đồng và 300.000 đồng tiền mặt.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương quy định mức quà tặng người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi.
- b) Nội dung và mức chi tổ chức chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi:
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Hội Người cao tuổi tại địa phương và gia đình của người cao tuổi tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hoá, phong tục, tập quán của địa phương; bảo đảm kinh phí để chi cho các hoạt động sau:
– Chi in ấn hoặc mua “Giấy mừng thọ”.
– Chi nước uống, hoa quả, bánh kẹo. Mức chi bình quân 10.000 đồng/người tham dự.
– Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài… (nếu có). Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ).
Đường dẫn tải file gốc logo Hội Người cao tuổi và Giấy Mừng thọ Người cao tuổi: