Mất ngủ ở người già, giải pháp chữa trị an toàn

1900

Mất ngủ là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt ở người già. Ở nước ta, chưa có một con số thống kê cụ thể, nhưng thực tế cho thấy, có xu hướng gia tăng nhanh ở những người lớn tuổi trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân đan xen, gây ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Mất ngủ thường làm khó duy trì giấc ngủ, đặc biệt thức dậy quá sớm và khó có được giấc ngủ trở lại. Mất ngủ và khó duy trì giấc ngủ phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Yếu tố tâm lý gây mất ngủ ở người già. Hình ảnh: Insomnia

  1. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở người già.

Mất ngủ ảnh hướng tới sinh hoạt, tâm lý và sức khỏe. Hình ảnh: Redorbit

Các yếu tố gây mất ngủ ở người già bao gồm: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm…). Nhìn chung, các nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người già được chia thành 4 nhóm:

Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.

Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương…). Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).

Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến mất ngủ ở người già. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ. Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu quá mức (sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm khi nghỉ hưu, lo lắng về tai nạn của anh em, bạn bè hoặc về tài chính…), sa sút trí tuệ.

Dược phẩm: Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa… Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.

Không nên tự mua thuốc ngủ để uống. Hình ảnh: Supplementanalyst

  1. Các giải pháp an toàn chữa trị mất ngủ ở người già

 Để có một giấc ngủ ngon, người cao tuổi nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Trị chứng mất ngủ ở người già cần tìm hiểu nguyên nhân từ đó khắc phục và đưa ra được phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Thăm khám, tư vấn từ Bác sĩ. Hình ảnh: Medscape

Một số cách để trị chứng mất ngủ ở người già.

Một giấc ngủ ngon rất quý giá cho người già. Hình ảnh: Ageuk

  • Vào buổi tối, hãy để cơ thể cũng như tâm trạng được thư giãn. Tránh suy nghĩ, hay lo lắng, bạn có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ như đi bộ …
  • Sắp xếp một phòng ngủ thoáng, yên tĩnh
  • Nên ngâm chân với nước ấm 38 – 40 độ khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
  • Xoa nóng 2 lòng bàn chân.                   
  • Mát xa cho mắt bằng cách vuốt nhẹ long mày 2 bên từ đầu đến đuôi 20 lần mỗi bên, thực hành 3 – 4 lần.

>> Một chuyến du lịch cho người cao tuổi