Ngày quốc tế Người cao tuổi ngày 01 tháng 10 hàng năm

2254

Ngày quốc tế Người cao tuổi (01/10) do Liên Hiệp Quốc đặt ra nhằm tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, bảo vệ Người cao tuổi trong các nước thành viên, Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu tán thành vào ngày 14 tháng 12 năm 1990 đã được ghi trong Nghị quyết A/RES/45/106.

Ngày quốc tế Người cao tuổi (01/10) do Liên Hiệp Quốc đặt raTâm điểm của Chương trình là chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi. Các ngày tương tự như Ngày quốc gia ông bà (National Grandparents Day) ở Hoa Kỳ và Canada cũng như Ngày tôn trọng người cao tuổi (Respect for the Aged Day) ở Nhật Bản. Còn ở Việt Nam có ngày 6/6 hàng năm là ngày Truyền thống Người cao tuổi Việt Nam.

Mỗi năm Ngày quốc tế Người cao tuổi có một chủ đề:

  • Năm 2001: “Một xã hội cho mọi lứa tuổi”
  • Năm 2002: “Những thách thức đặt ra bởi quá trình lão hóa”
  • Năm 2003: “Kết hợp các vấn đề lão hóa trong các nỗ lực để tạo liên kết giữa Kế hoạch Hành động Quốc tế Madrid về lão hóa và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”
  • Năm 2004: “Những người cao tuổi trong một xã hội liên thế hệ”
  • Năm 2005: “Sự lão hóa trong thiên niên kỷ mới: Nghèo đói, các phụ nữ cao tuổi và việc phát triển”
  • Năm 2006: “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người cao tuổi: Đẩy mạnh các chiến lược toàn cầu của Liên Hiệp quốc”
  • Năm 2007: “Các vấn đề khó khăn và các thời cơ của sự lão hóa”
  • Năm 2008: “Các quyền của người cao tuổi.”
  • Năm 2009: “Việc cử hành kỷ niệm lần thứ 10 năm quốc tế người cao tuổi: Hướng tới một xã hội cho mọi lứa tuổi”
  • Năm 2010: “Người cao tuổi và việc hoàn thành các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ”
  • Năm 2011: “Thực hiện kế hoạch Madrid + 10: Mở rộng các cơ hội và những thách thức của sự lão hóa toàn cầu”
  • Năm 2012: “Tuổi thọ: Định hình tương lai”
  • Năm 2013: “Tương lai chúng ta muốn: Những gì người lớn tuổi đang nói”
  • Năm 2014: “Không để ai đằng sau: Thúc đẩy một xã hội cho tất cả”
  • Năm 2015: “Tuổi tác và tính bền vững và toàn diện trong môi trường đô thị”
  • Năm 2016 “Đấu tranh chống phân biệt tuổi tác”
  • Năm 2017 dự tính là: “Bước vào tương lai: Khai thác tài năng, đóng góp và sự tham gia của người cao tuổi trong xã hội”

Mỗi năm Ngày quốc tế Người cao tuổi có một chủ đềGần 800 triệu người trên thế giới đã lớn hơn 60 tuổi. Đến năm 2050 còn số khoảng 1.9 tỷ người, trên 22 phần trăm dân số thế giới, sẽ từ 60 tuổi trở lên. Số người cao tuổi tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển, với châu Á là khu vực có số người cao tuổi lớn nhất và Châu Phi phải đối mặt với sự tăng trưởng tương ứng lớn nhất. Người già ngày càng được chính phủ, tổ chức các nước quan tâm, chú ý từ nhu cầu và thách thức cụ thể mà người cao tuổi đang phải đối mặt.

Gần 700 triệu người trên thế giới lớn hơn 60 tuổiNgười già khi không còn tạo của cải vật chất cho xã hội, họ thấy mình là gánh nặng, khiến họ có nguy cơ bị buồn phiền, trầm cảm và bị hoặc tự cô lập ra khỏi xã hội. Những người có suy nghĩ thường tiêu cực về lão hóa của cơ thể có thể sống ít hơn 6.3 năm so với những người có thái độ vui vẻ, tích cực.

>> Trợ cấp cho người cao tuổi