Khi bước vào tuổi xế chiều, người già thường có những thay đổi về cả tâm, sinh lý, dễ mắc những bệnh tuổi già và đồng thời luôn có cảm giác cô đơn, do đó họ cần phải được chăm sóc về cả sức khỏe lẫn tinh thần.
Người già thường cô đơn vì nhiều lý do. Hình ảnh: Share-project
- Tại sao người già cảm thấy cô đơn?
Đây là một dạng tâm lý chung của người cao tuổi. Một trong những nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến tâm lý cô đơn của tuổi già, đó là:
Người thân qua đời là lý do chính để người già cô đơn. Hình ảnh: Express
Khi về già, một phần do không còn công việc, một phần do hạn chế về sức khỏe, nên người già ít có cơ hội tiếp xúc, đi lại như người trẻ nên họ thường có những suy nghĩa tiêu cực, cảm thấy không có việc gì để làm, không có người để hàn huyên tâm sự,…
Thiếu vắng người thân trong gia đình làm người già cảm thấy lạc lõng. Hình ảnh: Youtube
Những tác động về mặt xã hội, cụ thể như sự hụt hẫng về mặt tinh thần khi về hưu cũng khiến người già dễ cảm thấy cô đơn. Từ một người đi làm ngày 8 tiếng, đến cơ quan, làm việc tiếp xúc với đồng nghiệp, với đủ các mối quan hệ xã hội,… đột nhiên phải ở nhà, suốt ngày quanh quẩn trong nhà, ngoài ngõ, cơ hội được tiếp xúc với các quan hệ xã hội cũng vì thế mà ít giần đi. Việc có quá nhiều thời gian rảnh nhưng lại không có việc gì để làm sẽ gây nên cảm giác chán chường và cô đơn hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, những thay đổi trong gia đình cũng dễ khiến cho người già cảm thấy cô đơn, ví dụ như việc lập gia đình hay đi học xa, đi công tác xa của con cái, hay người thân có ai đó qua đời,… Những điều này tác động rất lớn đến tâm lý của người già.
Mối quan hệ xã hội bị thu hẹp làm người già buồn chán. Hình ảnh: Abc
Và cũng với một báo cáo khác tại Việt Nam, đã cho thấy trên 430 người tại địa bàn TP.HCM cho thấy có hai nhu cầu chiếm tỉ lệ cao nhất ở người cao tuổi hiện nay là “cần có người sống chung” (77,7%) và “cần được xã hội quan tâm nhiều hơn” (76%), kế đến là nhu cầu “cần được ưu tiên khám chữa bệnh” (35,6%). Từ nghiên cứu này có thể thấy, trong xã hội hiện đại ngày nay, người già đang cảm thấy cô đơn như thế nào.
- Mối quan hệ giữa cô đơn và bệnh tật ở người già
Giao lưu bạn già mới làm người già vui vẻ, tích cực hơn. Hình ảnh: Seniorcare
Một nghiên cứu mới đây phát hiện những người cao tuổi không có gia đình, bạn bè, hoặc những người cô đơn, kể cả khi họ có nhiều người xung quanh, có thể sẽ có tình trạng sức khỏe cả về thể chất và tinh thần yếu hơn. Một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, cô đơn sẽ tác động xấu đến cơ thể con người tương tự như khi ban hút thuốc hoặc mắc chứng béo phì, ngoài ra còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe như dễ bị tăng huyết áp hay tăng lương cholesterol trong máu.
Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu và báo cáo ở các quốc gia trên thế giới, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa mức độ cô đơn và tỉ lệ tử vong, cũng như các chỉ số về tuổi thọ.
Cụ thể: Cô đơn làm cho con người yếu đi. Những người cao tuổi không có gia đình, người thân hay bạn bè hoặc những người luôn cảm thấy cô đơn sẽ dần đi đến tình trạng thể chất và tinh thần ngày càng yếu đi. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu trên 3.000 người Mỹ tuổi từ 57-85, những người này có ít các mối quan hệ xã hội và thường cho biết họ hay gặp các vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, những người hay sống cô lập, kể cả khi họ có nhiều con cái hay bạn bè thì thể chất và tinh thần của họ cũng không được tốt. Nghiên cứu này còn chỉ ra sự liên quan giữa các hoạt động xã hội với tình trạng sức khỏe của người già.
Vào viện dưỡng lão để được chăm sóc về thể chất và tinh thần. Hình ảnh: Giving
Cô đơn dẫn đến các nguy cơ cao về bệnh trầm cảm. Việt Nam có trên 8,2 triệu người cao tuổi, chiếm 9,5% dân số. Theo một điều tra của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (HSPI), Bộ Y tế thì khoảng 20% người cao tuổi có nguy cơ bị trầm cảm. Các yếu tố như góa bụa, độc thân, điều kiện kinh tế có tác động lớn đến đời sống tinh thần của người già. Đặc biệt, ở thành thị xu hướng người già bị cô lập, ít được gia đình, hàng xóm quan tâm, họ sống cô đơn trong căn nhà của mình khi về già và không có sự giao tiếp, quan tâm của người thân và xung quanh rất dễ dẫn đến bệnh trầm cảm và các loại bệnh tật… ngày càng gia tăng.
Cô đơn và chỉ số về tuổi thọ: Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra. Số liệu cho thấy có mối quan hệ giữa cô đơn và nguy cơ tử vong ở người cao tuổi, tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi bình thường là 14,2%, trong khi tỷ lệ này là 22,8% ở những người già cô đơn.
- Làm thế nào để thoát khỏi cô đơn và bệnh tật lúc tuổi già?
Kết bạn cùng hoàn cảnh để hàn huyên tâm sự. Hình ảnh: Npr
Sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất ở người già liên quan vô cùng mật thiết với nhau. Do đó, đối với người già, thì việc chăm sóc sức khỏe tinh thần ở lứa tuổi này là vô cùng cần thiết. Sức khỏe tinh thần được biểu hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động…
Để làm được điều đó, gia đình và xã hội cần phải quan tâm đặc biệt hơn nữa đến những người cao tuổi, tránh để cảm giác cô đơn, lạc lõng, hình thành nên những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người cao tuổi.