Đối với những người cao tuổi, mỗi giờ mỗi phút trôi qua đều vô cùng quý giá và có ý nghĩa. Vì thế, đôi khi tuổi già trở thành một điều vô cùng đáng sợ, nỗi lo sợ bệnh tật, tâm lý kém thoải mái khiến nhiều người thu mình lại và trở nên cáu gắt, khó tính. Tuy vậy nếu hiểu đúng về quá trình lão hóa và các nhu cầu cần sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, giao tiếp cộng đồng tạo nên nguồn động lực vui sống, giúp người cao tuổi luôn tràn đầy năng lượng, và trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu.
Hình ảnh: flickr/laulau555
Người cao tuổi có chế độ và quy tắc ăn uống khác với những giai đoạn trước. Một số lưu ý trong nhu cầu ăn uống từ nguồn thực phẩm hàng ngày cần quan tâm như sau:
1. Nhu cầu dinh dưỡng người cao tuổi thay đổi
Người cao tuổi có chế độ dinh dưỡng, các nhu cầu ăn uống thay đổi so với các giai đoạn trẻ hay trung niên trước đó. Do các cơ quan tiêu hóa làm việc thiếu tính ổn định, nhịp nhàng nên các chế độ dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm cũng cần chọn lựa hơn như hạn chế các loại mỡ béo từ động vật, nên ăn ít thịt, tăng cường rau xanh.
2. Chế biến và cách ăn uống hợp lý
Người cao tuổi cần ăn những thức ăn mềm và nhỏ hơn, ăn ít nhưng nhai kỹ. Và cũng không nên ăn quá no khiến dạ dày co bóp quá tải gây mệt mỏi. Do đó, việc chế biến thực phẩm và lựa chọn thực phẩm cũng cần được quan tâm hơn.
Hình ảnh: flickr/Nasos Zovoilis
3. Bổ sung dinh dưỡng thêm từ các sản phẩm chuyên biệt
Người cao tuổi rất dễ bị suy dinh dưỡng do việc hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm trở nên khó khăn hơn. Việc bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm hàng ngày là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, có thể uống thêm sữa dành riêng cho người cao tuổi, loại sữa ít béo không đường để bổ sung thêm.
4. Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, nhiều gia vị, chất kích thích
Người cao tuổi cần hạn chế các loại đường, dầu mỡ. chất lích thích, rượu bia, nội tạng động vật, tiết canh, các loại trà đặc, café gây khó ngủ. Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần ăn ít muối, hạn chế ăn mặn từ những nguồn thực phẩm có hàm lượng muối cao như cá mực khô, nước mắm, các thực phẩm muối lên men như mắm cá, mắm tôm, cà dưa muối … hay ăn quá cay, nhiều ớt. Đây là những thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người cao tuổi.
Hình ảnh: flickr/International Fellowship of Christians & Jews
5. Tăng cường thực phẩm xanh
Người cao tuổi nên sử dụng các nguồn thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa cao như rau xanh, trái cây, dầu thực vật, bông cải xanh, cà rốt, cải xoăn, khoai lang, bí ngô, lựu, yến mạch. Chúng cung cấp ít năng lượng, chủ yếu là đạm thực vật, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, không gây béo giúp đẩy lùi bệnh tật, ổn định cân nặng làm giảm quá trình lão hóa diễn ra trong cơ thể.
6. Hạn chế ăn thịt, tăng cường ăn cá
Người cao tuổi nên thay thế các loại thịt bằng ít nhất khoảng 3 bữa cá một tuần. Bởi trong cá chứa nhiều omega3, DHA, caxi rất có lợi cho tuổi già giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh toàn diện.
7. Ăn uống đúng cách, hợp với thể trang từng người
Hình ảnh: flickr/Nasos Zovoilis
Người cao tuổi cần ăn uống đúng cách, hợp lý các nguồn thực phẩm cân đối. Không phải cứ thấy tốt, có lợi mà sử dụng liên tục mà cũng cần sử dụng hợp lý và thường xuyên thay đổi đa dạng thực phẩm nhằm cung cấp đúng và đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, người cao tuổi cũng cần bổ sung uống nước lọc hàng ngày và thường xuyên.