Những địa điểm du lịch tâm linh dịp tết cho người già

1609

Thời gian vào những ngày năm hết tết đến, mọi người đang tất bận với công việc cuối năm và các con phố cũng đã bắt đầu trang trí chuẩn bị đón tết. Dịp cuối năm này là những người ai trong số những người đi làm nơi xa như tôi cũng mong muốn thời gian có thể trôi nhanh để được về đón tết cùng gia đình. Và cứ mỗi dịp tết đến xuân về thì các gia đình hay đi chùa để viếng thăm cầu bình an. Do đó, các địa điểm du lịch thăm viếng tâm linh dịp tết cho người già là một đề tài được tìm hiểu nhiều nhất mỗi khi chuẩn bị đón tết.

Đi lễ chùa cầu an ngày tết. Hình ảnh: Vietnamtourism

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp tết vào ngày Mùng 1 tết các gia đình lại nô nức dẫn nhau đi viếng thăm chùa chiềng, đền thờ,… để cầu bình an cũng như để vui chơi, du lịch dịp Tết. Một trong những chùa được viếng thăm và thu hút đông đảo khách tham quan nhất vào dịp Tết là Chùa Một Cột, Chùa Hương, danh thắng Yến Tử, Chùa Bái Đính, Điện Bà núi Bà Đen – Tây Ninh, Chùa Hang Châu Đốc – An Giang…

  1. Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Toàn cảnh chùa Bái Đỉnh Ninh Bình. Hình ảnh: Dulichdongque

Chùa Bái Đình là chùa lớn nhất Việt Nam, là lựa chọn đầu tiên để du lịch tâm linh cho người già. Đây là ngôi chùa có quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay. Ngôi chùa được xây dựng nhằm kỉ niệm 1000 năm Vua Lý Thái Tổ dời dô từ Hoa Lư ra thành Thăng long. Du khách đến đây không chỉ thăm quan, viếng chùa mà còn được chiêm ngưỡng những kì tích của Phật giáo Việt Nam. Nơi đây là đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam, có các pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất và Tháp bồ đề chín tầng cao nhất trong các chùa hiện nay.

Khi các bạn đưa gia đình đến đây không chỉ được thăm quan chùa, viếng chùa mà còn có thể leo núi chơi hang với đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng từ các nơi khác nhau. Cuộc hành hương ấy tạo ra trong mỗi con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Các hoạt động hội diễn ra sôi động với đấu vật, ném còn, kéo co và những trò chơi ngày tết khác.

  1. Chùa Hương – Hà Tây:

Chùa Hương ở Hà Tây. Hình ảnh: Wikipedia

Chùa Hương là một địa danh nổi tiếng ở Miền Bắc. Đất là một khu quần thể chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Từ hàng trăm năm nay, Chùa Hương luôn là một trong những ngôi chùa có số lượng phật tử viếng thăm và vãn cảnh chùa lớn nhất cả nước. Có lẽ nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người và cảnh vật hòa lẫn vào không gian mỗi khi tết đến xuân về.

Đường vào chùa Hương luôn tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng với thú vui ngồi thuyền vãng cảnh, lạc vào chốn non tiên cõi Phật và cố gắng vượt qua hàng nghìn bậc đá để đến với điểm cuối cùng là Động Hương Tích. Mọi người khi tới nơi đây làm lễ phật cầu an và cảm nhận sự viên mãn, sảng khoái tin  yêu cuộc đời này hơn.

Tại quần thể khu di tích Chùa Hương có khá nhiều địa danh để mọi người có thể khám phá như Bến Đục, Suối Yến, Đền Trình, Thiên Trù, Động Hương Tích,…Với nhiều cảnh đẹp và khu du lịch sinh thái nên Chùa Hương là địa điểm được đông đảo du khách chọn đến để thăm viếng tâm linh cũng với cha mẹ, ông bà của mình.

  1. Chùa Một Cột – Hà Nội:

Chùa Một Cột – Hà Nội. Hình ảnh: Vietnammoi

Mỗi dịp tết đến xuân về thì mọi người rộn ràng từ những nơi khác nhau đến Hà Nội để chiêm ngưỡng ngôi chùa với một kiến trúc độc nhất vô nhị Chùa Mộ Cột, ngôi chùa được nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyên Quảng Đức, phía tây hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình – Hà Nội.

Chùa Một Cột được công nhận là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á cùng Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh tạo nên cụm di tích lớn và quan trọng bậc nhất Thủ đô Hà Nội, là điểm đến của các nhà nghiên cứu lịch sử, kiến trúc văn hóa tâm linh thu hút đông đảo khách quốc tế và trong nước.

Vì vậy, chùa Một Cột là nơi đến của nhiều gia đình đặc biệt là người già được con cháu dẫn đi thăm quan cũng như viếng thăm.

  1. Chùa Yên Tử – Quảng Ninh:

Viếng chùa Yến Tử – Quảng Ninh. Hình ảnh: Halongbaytourism

Lễ hội Yên Tử là cái tên không còn xa lạ đối với những cao tuổi hay đi chùa vào mỗi dịp Tết âm lịch. Lễ hội này được tổ chức hàng năm ở Quảng Ninh vào  mỗi dịp tết. Nơi đây đã từng là trung tâm phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, một quần thể kiến trúc hùng vĩ. Năm nào cũng vậy, mỗi lần tết đến xuân về cũng tấp nập người hành hương, chảy hội, mây núi hữu tình cùng với lòng hướng về chốn linh thiêng Yên Tử.

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử – là ngôi chùa có kiến trúc hoàng tráng nhất miền bắc Việt Nam, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử đại diện cho tinh thần khoáng đạt của Thiền phái Trúc Khương Tăng Hội và Trúc Lâm tam tổ sáng lập. Đến Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử du khách được dịp thưởng ngoạn không gian thanh tịnh tựa hư không của chốn thiền môn. Ghé thăm chùa hoa Yên Tử lễ phần cầu phúc, cầu lộc cho gia đình và bạn bè. Đồng thời, còn có Chùa Đồng – một ngôi chùa độc đáo ở độ cao 1.068m nằm trên đường đi đoàn ghé thăm và thắp hương tại tượng An Kỳ Sinh.

  1. Chùa Thiên Mụ – Thừa Thiên Huế:

Chùa Thiên Mụ – Huế. Hình ảnh: Hoanghuuquyet

Ngoài những địa điểm trên, thì địa điểm được người già cũng như mọi người dân ở Huế chọn thăm viếng mỗi khi vào dịp Tết là chùa Thiên Mụ. Với phong cảnh của sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền có thể kết hợp đi chung khi đến viếng thăm Chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa nổi tiếng nhất đất cố đô đã đi vào tâm thức của bao người dân, tô đẹp, gắn bó và la một bộ phận không thể tách rời của người dân xứ Huế. Chùa Thiên Mụ ở Huế không chỉ là chốn tâm linh bao đời nay của người dân địa phương, mà còn là nơi vãn cảnh hữu tình của nhiều người đến du lịch Huế khi đến Tết.

Chùa Thiên Mụ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, xã Hương Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Một trong những kiến trúc tôn giáp cổ nhất và thắng cảnh đẹp nhất ở Huế. Nơi đây nổi tiếng với 108 tiếng chuông ngày ngày giữ nhịp thời gian, mang theo từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi phiền muộn đau khổ cả năm qua, khởi đầu một năm mới đầu đầy may mắn hơn.

  1. Chùa Bà thuộc núi Bà Đen – Tây Ninh

Điện Bà Núi Bà Đen – Tây Ninh. Hình ảnh: Thanhnien

Núi Bà Đen là một ngọn núi lớn nhất Đông Nam Bộ thuộc tỉnh Tây Ninh, được xem là vùng đất huyền bí với nhiều truyền thuyết xa xưa, đặc biệt là truyền thuyết về Bà Đen có tên là Lý Thị Lan Hương. Quần thể núi có nhiều hang núi, chùa chiền nguy nga là một điểm đến thích hợp cho người già muốn tìm đến nơi tâm linh đầu năm. Tuy vậy, để chinh phục núi Bà Đen với độ cao 986 mét, được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Nam Bộ” không phải là một việc dễ dàng, đặc biệt là với người già. Nhưng chúng ta cũng không nên quá lo lắng, núi Bà Đen có hệ thống cáp treo ngay chân núi, từ cổng du khách có thể đi xe trung chuyển tới tận chân cáp treo, chỉ mất 20 phút là tới chùa Bà. Nơi ông bà, cha mẹ có thể thăm viếng, thắp nhang cầu an cho gia đình trong năm mới.

  1. Chùa Hang ở Châu Đốc – An Giang

Chùa Hang ( Phước Điền Tự) Châu Đốc An Giang. Hình ảnh: Dailytravelvietnam

Chùa Hang ở Châu Đốc An Giang còn được gọi là Phước Điền Tự ở cách xa chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam gần 1 km, là ngôi chùa có lịch sử hơn 100 năm tuổi. Chùa có không gian yên tĩnh, tầm nhìn thoáng đãng, chùa Hang là điểm đến du lịch tâm linh được rất nhiều du khách chọn lựa khi đến Tp. Châu Đốc trong dịp lễ hội Vía Bà Chúa xứ… Chùa Hang được bà Lê Thị Thơ (biệt danh bà Thợ), pháp hiệu Diệu Thiện lập nên. Ban đầu, chùa chỉ là một chiếc am nhỏ bằng tre lợp lá. Năm 1885, cảm mến công đức bà Thợ, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) đã cùng người dân ở Châu Đốc quyên góp tiền bạc và ngày công xây dựng lại chùa, với nền lót gạch tàu, cột bằng căm xe, kèo thao lao… Năm 1937 đến giờ chùa Hang đã nhiều lần được trùng tu và xây dựng. Về TP. Châu Đốc từ buổi sáng sớm viếng chùa Hang, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ núi Sam, đâu đó mùi trầm hương thơm ngát hòa cùng tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa, du khách sẽ cảm nhận được không gian ở đây thư tịch, yên bình và tịnh tâm một cách lạ thường.

Thắp nhang bàn thờ tổ tiên ngày tết dân tộc. Hình ảnh: Duanvinpearl

Ngoài các điểm du xuân tâm linh ngày tết ở trên, tùy theo tình trạng sức khỏe mà người già có thể chọn điểm đến thích hợp nhất. Nếu sức khỏe không cho phép, thì người già vẫn có thể dâng hương cho ông bà tổ tiên ở bàn thờ của dòng họ để thể hiện lòng biết ơn, thành kính tổ tiên, cầu mong cho con cháu sức khỏe, an lành trong năm mới.

>> Một chuyến du lịch cho người cao tuổi

>> Lưu ý khi đi chơi đi du lịch với người già