Những sai lầm phổ biến khi chăm cha mẹ già

1440

Tuổi tác càng cao, người cao tuổi càng trở nên “khó tính”, không những về sức khỏe mà còn về vấn đề tâm lý, vì vậy mà những người làm con phải hết sức lưu ý khi chăm cha mẹ già. Đây là nguyên nhân khiến con cháu bối rối khi tìm hiểu và áp dụng các biện pháp chăm sóc, dẫn đến những sai lầm phổ biến như sau:

Sai lầm thứ nhất: Ăn càng nhiều đồ bổ dưỡng càng tốt

– Người Việt hay có thói quen dành các loại thức ăn bổ dưỡng cho cha mẹ, ông bà vì quan niệm “người già cần bồi bổ sức khỏe”. Nhưng đáng tiếc, những món ăn bổ dưỡng như thịt quay, thịt nấu đông, nội tạng động vật… lại chứa nhiều cholesterol, có thể dẫn đến cơn đột quỵ hoặc tai biến. Hơn nữa khi có tuổi, khả năng nhai nghiền thức ăn và chức năng tiêu hoá đều giảm, quá trình tiêu hóa hấp thu chất đạm cũng kém đi, nếu ăn nhiều chất bổ dưỡng có thể gây béo phì, mỡ máu cao…
 – Trên thực tế, ăn uống đôi khi không còn là thú vui của người cao tuổi vì sức khỏe giảm sút. Tình trạng mất ngủ hay cơ thể khó chịu bởi những cơn đau vặt càng khiến bữa ăn trở nên nhạt vị hơn. Vì vậy, khi chuẩn bị bữa ăn cho người cao tuổi, chúng ta nên chọn những thực phẩm không nhiều dầu mỡ, tăng cường các loại rau củ quả, sử dụng dầu thực vật, đảm bảo đủ chất đạm bằng cách tăng cường ăn cá và các loại đậu, đỗ…Nếu muốn thay đổi khẩu vị, có thể đa dạng hoá phương pháp chế biến nhưng phải chú ý độ mặn, nhạt vừa phải, không nóng quá hoặc không lạnh quá.

Sai lầm thứ hai: Ngại khám bệnh định kỳ

Người già nên đi khám sức khỏe tổng quát 6-12 tháng một lần.

 – Nhiều người cao tuổi không thích đi khám bệnh định kỳ vì sợ phát hiện bệnh, con cháu vì thế cũng không nỡ ép buộc họ làm điều họ không thích. Thực tế, tâm lý chủ quan với sức khoẻ của người cao tuổi rất nguy hiểm bởi vì ở độ tuổi này, các cơ quan trong cơ thể đã lão hoá, chức năng đào thải chất độc suy giảm, rất dễ bị mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như: mỡ máu, tiểu đường, tim mạch, loãng xương… Vì vậy, dù không có biểu hiện bệnh, người thân trong gia đình cũng nên thuyết phục người cao tuổi đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần, vừa phòng bệnh cũng vừa có thể sớm phát hiện bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Sai lầm thứ ba: Hạn chế vận động để tránh té ngã

– Khoa học chứng minh rằng sự ngưng trệ trong cơ thể sẽ dẫn đến sự thoái hóa. Vì vậy, dù đi đứng chậm chạp nhưng người cao tuổi cũng cần vận động thường xuyên để khớp xương co duỗi, tăng cường sức khỏe tim phổi, hỗ trợ ổn định huyết áp, tinh thần thoải mái hơn.
 – Trong các hình thức vận động, đi bộ là hình thức thông dụng, dễ thực hiện và không tốn kém. Hầu hết người cao tuổi có thói quen đi bộ đều đặn sẽ cảm thấy ăn ngon hơn, ngủ sâu, tinh thần sẽ sảng khoái. Riêng những người già bị hạn chế khả năng đi lại sau tai biến, việc tập luyện vận động để phục hồi chức năng lại càng quan trọng hơn quyết định phần lớn khả năng hồi phục hoàn toàn của người cao tuổi. Tùy vào bệnh trạng và hướng dẫn của bác sĩ, người thân hãy động viên, hỗ trợ những bệnh nhân này vận động khoảng 30 phút/ ngày để nhanh chóng tái hòa nhập cuộc sống bình thường.

Sai lầm thứ tư: Ít trò chuyện với người cao tuổi

– Người lớn tuổi thường có cảm giác “bị bỏ rơi” khi sống cùng con cháu vì phần lớn người trẻ đều không mấy hào hứng khi trò chuyện với những người “nhớ nhớ quên quên”. Ngược lại, càng lớn tuổi, người già càng có nhu cầu được trò chuyện, sẻ chia và quan tâm. Và người già dù có “trái tính” đến đâu nhưng đều bị thuyết phục bởi con cháu biết lắng nghe và nói chuyện ngọt ngào. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi phải nghe một câu chuyện cứ lặp đi lặp lại, có thể khéo léo chuyển hướng bàn về những thay đổi xã hội hoặc chủ động kể những chuyện vui khác. Người già thường yêu thích trẻ con, bạn nên tạo cơ hội cho ông bà vui chơi với các cháu để họ không còn cảm giác cô đơn.

Sai lầm thứ năm: Khó chịu khi vệ sinh cho người già

– Người cao tuổi rất cần sự quan tâm của con cháu, nhưng đối với vấn đề nhạy cảm như vệ sinh cá nhân, họ lại muốn tự chủ để bảo vệ lòng tự tôn. Đôi khi do thiếu kiến thức và thiếu sự tinh tế, người thân thường mắc phải một số sai lầm như chủ động thực hiện hết cả quy trình, lựa chọn sản phẩm chăm sóc vệ sinh không phù hợp…gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe người cao tuổi

Hướng dẫn lựa chọn tã quần và tã dán theo mô hình chăm sóc Nhật Bản.

 

Các sản phẩm bổ trợ như miếng lót, đệm lót giúp chăm sóc người lớn tuổi dễ dàng hơn

–  Tại Nhật Bản – quốc gia nổi tiếng về chất lượng cuộc sống người cao tuổi, người ta luôn quan niệm chăm sóc người lớn tuổi hay người đau yếu phải luôn ghi nhớ rõ hai yếu tố: tính tự chủ và lựa chọn sản phẩm phù hợp. Vì vậy, người cao tuổi được khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt và chăm sóc cá nhân tùy theo khả năng. Riêng các sản phẩm chăm sóc vệ sinh như tã giấy, người Nhật cũng phân biệt rõ từng loại tã giấy dành cho mỗi đối tượng dựa vào khả năng đi lại của người dùng.

>> Làm thế nào để người cao tuổi sống vui, khỏe, có ích?