Đi cùng với sự phát triển của Việt Nam là xu hướng già hóa dân số nhanh chóng. Từ thực tế đó những sản phẩm chăm sóc vệ sinh cho người lớn tuổi ra đời như một điều cần thiết. Và một trong số những sản phẩm hữu ích giúp người già tự chủ trong chăm sóc cá nhân để tự tin vui sống đó là tã bỉm.
Cách dùng tã bím cho người già. Hình ảnh: Youtube
Tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn tã bìm phù hợp và sử dụng tã bỉm đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ dược. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ cho mọi người một số lưu ý trong cách chọn và sử dụng tã bỉm cho người già để có thể chăm sóc những người thân yêu tốt hơn.
Lựa chọn tã bỉm đúng cách
Hướng dẫn dùng miếng lót, tấm lót. Hình ảnh: Suckhoedoisong
Tã bỉm ngày nay đã trở thành trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc vệ sinh người lớn tuổi bị mất kiểm soát đường tiểu hoặc hạn chế đi lại. Khi chọn mua tã bỉm, hãy cân nhắc những yếu tố sau để tránh lúng túng không biết chọn tã thế nào là tốt nhất.
Thấm hút tốt
Sử dụng miếng lót bổ sung. Hình ảnh: Tgdd
Thấm hút là yếu tố hàng đầu khi chọn mua tã bỉm. Dùng tã bỉm vừa đảm bảo vệ sinh cho người dùng, vừa tiết kiệm thời gian, sức lực không phải giặt giũ, dọn dẹp. Tã không thấm hút tốt rất dễ bị rò rỉ chất lỏng, hoặc trào ngược gây ẩm ướt, khó chịu. Thấm hút tốt cũng giữ bề mặt tã luôn khô thoáng, giảm tình trạng bí bách gây ngứa ngáy, hăm tả, nổi mẩn ngứa… Tã bỉm hiện nay có hai dạng mặt đáy làm bằng màng PE và dạng vải thoáng khí hơn. Nhiều người chọn màng PE vì cảm giác an toàn hơn nhưng xu hướng tiêu dùng hiện nay nghiêng về màng vải vì sức khỏe của da nhờ tính năng thoáng khí, thoát hơi nóng hiệu quả, tránh hầm bí gây bức bối cho người dùng phải mặc tã bỉm trong thời gian dài.
Tính năng khử mùi
Cấu tạo tấm lót. Hình ảnh: Kyvy
Mặc tã bỉm trong thời gian dài dễ sinh vi khuẩn có hại cho da, thậm chí gây ngứa, kích ứng da. Hãy chọn loại tã có tính năng kháng khuẩn, giảm thiểu mùi khó chịu. Ai cũng muốn người thân mình luôn được sạch sẽ, sống trong môi trường thoáng đãng không mùi hôi.
Tã dán hay tã lót?
Cấu tạo và chức năng tã người lớn. Hình ảnh: Kyvy
Tã dán phù hợp với những người mất khả năng kiểm soát đường tiểu, hạn chế đi lại hoặc đi lại chậm nhờ khóa dán dễ dàng điều chỉnh ôm vừa cơ thể.
Cấu tạo và chức năng tã người lớn. Hình ảnh: Kyvy
Một lựa chọn khác là tấm lót, phù hợp với người nằm lâu trên giường bệnh, bệnh nhân sau phẫu thuật, phụ nữ sau khi sinh… nếu muốn người dùng được thông thoáng hơn, và giữ sạch bề mặt giường, ghế, không phải tốn thời gian thay giặt.
Những lưu ý để sử dụng tã bỉm đúng cách
Tã người lớn được dùng nhiều hơn tã trẻ em ở Nhật Bản. Hình ảnh: Minamitohoku
Đối với người già có khả năng tự đi lại thì nên sử dụng tã bỉm thuộc loại tã quần. Do tã quần được thiết kế như quần lót nên dễ kéo lên xuống nhờ thun hông, nên người dùng có thể tự mình kẽo tã lên xuống khi đi vệ sinh và giảm lệ thuộc vào người thân. Tuy nhiên một lỗi thường mắc đó là người nhà không khuyến khích người dùng dùng đi lại vì sợ ngã nên thường để người dùng vệ sinh tại chỗ trên tã giấy. Việc vệ sinh như vậy vô hình chung khiến người dùng hạn chế luyện tập, và lệ thuộc vào người khác. Việc mất tự chủ và trở nên phụ thuộc có thể dẫn tới những cảm giác tự ti và buồn nản.
Tổ chức hướng dẫn sử dụng tã bím cho người lớn. Hình ảnh: Kirakira-care
Bên cạnh đó không nên mặc tã quần trong tư thế nằm bởi nó khiến người dùng trở nên thụ động và khiến người chăm sóc vất vả hơn. Nếu người bệnh có thể đứng lên và tự mặc được thì nên để người bệnh đứng dậy và tự kéo miếng tã lên hông, Với những người cần trợ giúp, người chăm sóc nên để họ vịn tay vào vai, đỡ họ đứng dậy, sau đó kéo tiếp miếng tã lên hông rồi điều chỉnh cho vừa vặn.
Đối với những già hạn chế khả năng đi lại sử dụng tã dán sẽ phù hợp hơn vì loại tã bỉm này được thiết kế riêng giúp dễ thay trong tư thế nằm. Người chăm sóc có thể dễ dàng xoay nghiêng người bệnh để mặc tã, dễ dàng tùy chỉnh cho vừa vặn với vòng hông của người bệnh với khóa dính.
Khỏe mạnh, sạch sẽ và thoái mái tạo niềm vui cho người già. Hình ảnh: Dantri
Tã dán cũng có thiết kế chuyên biệt giúp chống trào hiệu quả trong tư thế nằm. Tuy nhiên lưu ý là không sử dụng tã dán cho người bệnh có thể đi lại. Người già có thể đi lại cần tích cực luyện tập tự chăm sóc bản thân và tập vận động để duy trì khả năng đi lại. Nhưng do tã dán không có thun hông không nên dễ bị trượt xuống, khiến việc đi lại trở nên bất tiện. Hơn nữa, thao tác mặc tã dán cũng phức tạp hơn, nên người dùng sẽ thấy khó khăn trong việc tự mặc tã và phải lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Những bất tiện đó có thể làm giảm động lực tập đi cho người bệnh.
Một lưu ý nữa khi sử dụng tã bỉm đó là không sử dụng miếng tã với thời gian quá dài bởi nó rất mất vệ sinh và dễ gây viêm nhiễm cho người bệnh. Tốt nhất nên thay tã ngay sau khi người dùng tiêu bẩn, hoặc thay tã sau 3-4 tiếng. Người nhà cũng có thể sử dụng miếng lót bổ sung giúp dễ thay thường xuyên để giữ vệ sinh cho người bệnh mà không lo tốn kém. Miếng lót bổ sung giống như lõi bông của miếng tã, được đặt lên trên miếng tã dán hoặc tã quần để dùng kèm. Để bắt đầu sử dụng, đặt một miếng lót bổ sung mới lên trên một miếng tã dán hoặc tã quần mới. Khi người dùng tiêu bẩn trên miếng lót, chỉ việc bóc miếng lót ra và thay bằng một miếng lót mới để sử dụng.
Hi vọng những chia sẻ trên đây hữu ích cho mọi nhà có thể chăm sóc người thân mình được tốt và đúng cách hơn.