Ngày Tết cổ truyền Việt Nam là dịp mọi người sum họp bên nhau, cùng nhau ăn bữa cơm ấm cúng đón Tết. Do đó, mọi người thường sắm sửa đồ đạc cũng như bữa ăn trong dịp tết được mọi gia đình chú trọng sao cho ngon, đẹp mắt và còn mang ý nghĩa sum túc cho cả năm.
Ông đồ viết câu đối dịp năm mới. Hình ảnh: Vietravel
Ngày xưa thì mọi người thường hay làm bánh chưng, bánh tét,… Ngày nay, mọi người đã có sự giao thoa nền văn hóa giữa các vùng miền với nhau tạo ra những món ăn phong phú hơn trong dịp tết nhưng cũng không làm mất đi nét cổ truyền của nước ta. Các món ăn thường được ăn trong ngày tết như giò lụa, giò xào, dưa hành, canh măng mọc, thịt kho hột vịt, hay là các món ăn du nhập từ nước ngoài,… không chỉ bổ dưỡng mà còn mang ý nghĩa cho sự sung túc cho năm mới. Qua đó ta thấy đón tết ngày nay đã không còn giống như xưa. Nhận thấy sự thay đổi nhiều nhất là ở người già. Để tìm hiểu về đề tài này thì xem tết xưa và nay trong ký ức người già như thế nào nhé.
Mâm cỗ cũng ngày tết. Hình ảnh: Baomoi
Ngày xưa mỗi khi tết đến thì nhà nhà đều náo nức làm bánh chưng xanh quay quần bên bếp lửa canh nồi bánh chưng. Do đó, tết xưa là một điều thiêng liêng thành kính trong tâm thức những người già, người lớn tuổi. Đối với họ, Tết nay đã khác hơn tết xưa rất nhiều nhưng về cơ bản tết nay vẫn còn lưu giữ những nét cổ truyền đặc trưng từ bao đời để lại.
Tuy nhiên nói đến Tết xưa thì trong tiềm thức của những người già Tết xưa rất mộc mạc, đơn sơ nhưng đầy gần gũi và ấm cúng.
Con cháu chúc tết cho ông bà, cha mẹ. Hình ảnh: Itourvn
Trẻ em, người lớn thời xưa rất háo hứa mỗi khi Tết đến, xuân về. Những ngày giáp tết như tầm 27-28 âm thì nhà nhà, người người đã tươm tất mọi việc, họ cùng nhau đi phiên chợ tết ngày 29 âm. Những thanh niên trai trẻ thì ra bãi kiếm cây tre, cây nứa cao, thẳng tắp, có ngọn nhỏ chặt về dựng cây nêu treo cờ trước nhà để mừng ngày Tết. Thời đó, nếu nhà nào chưa dựng cây nêu là chưa có không khí tết. Tối 29, bà con trong xóm, hay trong một gia đình sẽ hùn vốn, góp nếp, góp thịt mỡ, đậu xanh, lá dong, giang lạt cùng nhau ngồi gói bánh và trực nấu bánh chưng đêm 29 tết. Khi bánh chín, lại cùng nhau vớt bánh và phân chia về các gia đình. Đến sáng 30 tết, nhà nào cũng có vài cân thịt lợn treo trước cửa, bánh chưng xanh đã để đầy chờ ráo nước trước hiên nhà.
Lễ hỗi chúc mừng năm mới. Hình ảnh: Vietnamnet
Vui nhất là khoảng chiều 30 tết, tại các sân đình của làng, các gia đình người góp thịt luộc, người góp bánh chưng, người góp con cá, niêu cơm, hũ rượu cùng nhau ngồi ăn một bữa tất niên thể hiện sự đoàn kết mong cho năm sau làm ăn thuận lợi, no ấm hơn. Đến sáng ngày mùng Một tết, tất cả những người con trai trong nhà đều phải tới nhà thờ họ từ sáng sớm, tham gia tế tổ, làm thịt heo dân lên bàn thờ, thắp nén nhanh thơm tưởng nhớ tổ tiên. Sau khi tết lễ xong thì cả họ tộc sẽ thụ lộc của tổ tiên ban phát, uống với nhau chén rượu mừng chào đón năm mới. Qua đó ta thấy tết xưa rộn ràng bao nhiêu thì tết nay lại mất không khí bấy nhiêu.
Hoạt động vui chơi ngày tết. Hình ảnh: Vietnamese
Ngày nay do của cải dư thừa, vật chất no đủ, ngày nào cũng mâm cao cỗ đầy nên sự háo hức ngày Tết để được ăn ngon, mặc đẹp dường như không còn nữa, mà thay vào đó, càng đến tết mọi người càng tất bật với công việc thậm chí một số người còn không về quê để thăm gia đình mà chỉ gọi điện chúc Tết cho có không khí thôi. Tết nay cũng không còn chuyện góp nếp, góp thịt làm bánh chưng, mổ lợn chia nhau hay cả làng cùng nhau ăn tất niên cũng không còn mà thay vào đó là mua bánh chưng, thịt lợn ở chợ hay siêu thị về trưng bày trong ngày tết.
Vui chơi trong những ngày đầu xuân. Hình ảnh: Mytour
Tết xưa là mỗi lần cận ngày tết thì cánh phụ nữ lại lo về việc nấu rượu dùng trong ngày Tết, từ việc chọn gạo đến khi nấu, ủ cách tết cũng gần hai tháng để có dược vị rượu ngon. Còn tết nay thì gần tết các siêu thị bán rượu đủ thứ loại rượu tây, rượu công nghiệp chỉ cần chọn cho mình loại rượu mình thích và đem về trưng đầy bàn thờ.
Bắn pháo hoa đón năm mới ở Sài Gòn. Hình ảnh: Kenh14
Bắn pháo hoa đón năm mới ở Đà Nẵng. Hình ảnh: Tintuc
Bắn pháo hoa đón năm mới ở Hồ Gươm – Hà Nội. Hình ảnh: Pystravel
Happy New Year!
Như vậy không khí ngày tết cũng giống như ngày bình thương không còn nhộn nhịp, sự háo hức của trẻ em khi được bố mẹ mua đồ đẹp, ăn những món ngon, được người lớn lì xì. Trước đây tiền lì xì không nhiều nhưng mang nặng nghĩa tình và cũng có thể mua được nhiều thứ. Còn ngày nay.
Khi hỏi những cụ già ngày xưa về ngày tết thì các cụ kể rất chi li và đầy hào hứng về những cành đào, cành mai, đốt pháo, bánh tét, bánh chưng,… tết xưa trong ký ức của họ đầy mộc mạc và đơn sơ, thân thương nhưng cũng đầy gần gũi nghĩa tình. Tuy nghèo khó nhưng đầy ắp hương bị, ấm nồng tình làng nghĩa xóm.